Tin tức

Gốm luy lâu

ợ, bến bãi...trung tâm chính trị, quân sự của Quận Giao Chỉ sau đó là Giao Châu và của đô thị Luy Lâu. Nó chính là trung tâm văn hoá, trung tâm Phật Giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của nước ta tồn tại suốt thiên niên kỷ thứ nhất và sau công nguyên.

Điều nổi bật hơn cả Thuận Thành là một miền quê có một nền văn hoá, nghệ thuật dân gian lâu đời. Bên cạnh làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, làng dối nước Ngũ Thái... ngay cạnh sông Thiên Đức kề sát với chiếc "cầu chín nhịp", "tháp chín tầng", ngôi "chùa trăm gian" (tức chùa Dâu) còn có một hệ thống lò Gốm với quy mô khá lớn, với quy trình công nghệ hết sức tiến bộ gồm lò nung và hệ thống bàn xoay có tốc độ cao đã tạo ra những sản phẩm gốm vùng Dâu thuộc dòng Gốm cổ đại nước ta, sản phẩm các lò thời ấy đã hình thành hai dòng:

-Một là: Sành

-Hai là: Gốm ( gốm đỏ và gốm trắng )

Những sản phẩm của vùng Dâu vẫn được coi là những sản phẩm mẫu mực của dòng gốm Giao Chỉ của người Việt mang theo đặc thù dòng gốm Phương Nam.

Xem lại những sản phẩm gốm thời Giao Chỉ đào được trong các cuộc khai quật ở Nguyệt Đức, Thanh Khương, Trí Quả, Bãi nổi Hà Mãn... người ta thấy nó có mối liên hệ mật thiết với những sản phẩm gốm thuộc vùng Thiệu Dương - Thanh Hoá, xa hơn nữa là giai đoạn Phùng Nguyên. Có nghĩa nó là sự nối tiếp kế thừa dòng gốm Phùng Nguyên. Bởi nên trên 2000 năm trước khi các lò gốm vùng Thiệu Dương - Thanh Hoá cho ra lò các sản phẩm gốm đặc sắc của mình thì làng gốm vùng Dâu bên bờ sông Thiên Đức cũng chó xuất xưởng hàng loạt các sản phẩm gốm hết sức đặc sắc mang tính bản địa cao.

Vào thời điểm ấy gốm Giao Chỉ được phát triẻn rất mạnh và nó trở thành trung tâm sản xuất. Hàng gốm Giao Chỉ được phổ biến rộng rãi và phân phối tới mọi miền đất nước.

Vậy nên lần hội thảo toàn quốc về Hội An năm 1990, giáo sư Hasebe Gakyji - Giám đốc bảo tàng quốc gia Tokyo Nhật Bản cho biết: Vào những thế kỷ XIV-XV Nhật Bản đã nhập rất nhiều đồ gốm người Nhật gọi là gốm Kochi rất đẹp. Hiện nay nhiều di vật gốm Kochi được lưu giữ trong các gia đình quyền quý và tìm thấy một số ở di chỉ thành cổ Okinawa - Nakigin.

Vào giai đoạn thế kỉ III trước công nguyên, vùng Thiệu Dương - Thanh Hoá đã xuất hiện những sản phẩm gốm có men - nhân tố cơ bản hình thành hệ men ngọc của thời nhà Lý ( 1010 - 1225 ) mà sau này người ta gọi là Celadon Đông Thanh, thì ở Luy Lâu lúc đó cũng đã có rất nhiều sản phẩm có men, một vài dòng men hết sức lạ mắt với màu xanh lá giống như màu xanh của Ôliu, nước men bóng vừa trầm vừa trong vắt. Đem đối chiếu màu xanh Ôliu của gốm Luy Lâu và màu xanh lục Thiệu Dương - Thanh Hoá xem ra là rất khó phân biệt.

Xem ra các sản phẩm gốm thời Giao Chỉ không phải ngẫu nhiên hình thành mà chúng đã có nguồn gốc từ rất xa xưa. Sự kết nối ấy nói nên rằng : Phùng Nguyên, hay Đồng Đậu, tất nhiên những hiện vật gốm thuốc các di sản văn hoá khảo cổ trên đều là của người Việt cổ. nhìn lại từ hình dáng, hoa văn, tới kỹ thuật, nhìn về phía Bắc, nhìn sang phía Tây và nhìn xuống phía Nam, chúng ta không thể nào tìm thấy những hiện vật nào đủ tiêu chuẩn là nguồn gốc từ đó phát triển ra chúng. Rõ ràng đây là những sản phẩm do bàn tay, khối óc của người bản địa làm ra mới phát triển tại bản địa.

bien tan yaskawa v1000